banne_logo_chuan_le_van_thiem
fcbk youtube googlepluscircleiconpng twitter

DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC


Tác giả: Đỗ Thanh Thảo, GV trường THPT Lê Văn Thiêm

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân Trường – Vụ GDTrH, Bộ GDĐT

1. Dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS

2. Kiểm tra đánh giá năng lực HS

2.1 Đánh giá năng lực HS

2.2 Kiểm tra định kì

2.2 Thi tốt nghiệp THPT

* Khái niệm năng lực

* Năng lực lịch sử có các thành phần:

- Tìm hiểu lịch sử - tương ứng với mức độ đánh giá 1 (nhận biết), câu hỏi ở mức độ dễ.

+ Nhận diện được các loại hình tư liệu LS

+ Hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được những tư liệu

+ Tái hiện được sự kiện, nhân vật…

+ Trình bày được (nói hoặc viết) diễn trình các sự kiện…

+ Xác định được các sự kiện trong không gian, thời gian cụ thể

- Nhận thức và tư duy lịch sử - tương ứng với mức độ đánh giá 2 (thông hiểu), câu hỏi ở mức độ trung bình.

+ Giải thích được…

+ So sánh được sự tương đồng và khác biệt…

+ Lí giải được mối quan hệ…

+ Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá cá nhân…

+ Hiểu (lí giải, giải thích) được sự tiếp nối/kế tiếp nhau và thay đổi của các nội dung, sự kiện LS.

+ Biết suy nghĩ/tư duy theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá về 1 sự kiện, nhân vật.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học – tương ứng mức độ đánh giá 3 (vận dụng), câu hỏi ở mức độ khó (không còn vận dụng cao).

+ Rút ra được bài học LS…

+ Vận dụng được kiến thức để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống.

+ Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề LS

+ Phát triển năng lực sáng tạo trong học tập

+ Có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những  nguồn khác nhau

+ Có ý thức và năng lực tự học LS suốt đời.

* Khung ma trận đề kiểm tra định kì môn LS cấp THPT

99

- Trong kiểm tra đánh giá định kì bắt buộc phải có tự luận (30%, không được thay đổi).

- 3 dạng thức câu hỏi (TNNPALC, TNĐ-S, Tự luận) không được thay đổi.

- Tỉ lệ 40% biết - 30% hiểu - 30% vận dụng không được thay đổi.

100

Ma trận minh họa đề thi tốt nghiệp THPT

101

* Câu hỏi TN Đ-S

- Thường có dạng một nhận định, nhiệm vụ xem xét, nhận định đó đúng hay sai

- Biến thể của Đ-S:

+ Câu TN yêu cầu trả lời Có/Không

+ Câu TN yêu cầu trả lời Có/Không hoặc Đúng/ Sai và giải thích

+ Câu TN yêu cầu lựa chọn Đúng/Sai và viết lại cho đúng (nếu sai)

+ Câu TN Đúng/Sai kép: định dạng giống câu MCQ, tuy nhiên thay vì lựa chọn 1 phương án đúng giữa các phương án cho sẵn, HS phải xác định mỗi lựa chọn là Đúng hay Sai.

* Câu hỏi theo ngữ cảnh

- Là dạng bài gồm phần đọc và nhiều câu hỏi đi kèm (câu hỏi chùm). Phần đọc là đoạn văn/ngữ liệu cho trước, HS vận dụng cách hiểu, tư duy để trả lời các câu hỏi đi kèm về đoạn nội dung của ngữ liệu.

- Bối cảnh có ý nghĩa: phải rõ ràng để HS có cơ sở xác định và trả lời (thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật, sự kiện, số liệu,….)

- Nguyên tắc biên soạn câu hỏi theo ngữ cảnh

+ Các dạng tư liệu: câu nói, bài phát n=biểu, đoạn nội dung tư liệu, bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ,…

+ Trích nguồn (nếu có)

+ Phải phù hợp mục tiêu đánh giá; tương ứng yêu cầu cần đạt của môn học, phải có cơ sở để trả lời.

+ Phù hợp câu hỏi đánh giá năng lực và cấp độ đánh giá

+ Nội dung không vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp thuần phong mỹ tục VN, không đề cập đến vấn đề nhạy cảm.

+ Nội dung câu hỏi phải liên quan đến phần đọc, bám sát yêu cầu cần đạt.

+ Lệnh hỏi phải rõ yêu cầu hỏi, tương ứng với cấp độ đánh giá; các phương án lựa chọn phải phù hợp, gắn với tư liệu phần đọc.

+ Văn bản dài phải đánh số thứ tự cho dòng (ví dụ: 5, 10, 15,…)

+ Trong phần dẫn của câu hỏi, tránh để HS mất thời gian tìm kiếm, phải cung cấp các thông tin cần thiết, ví dụ “ở đoạn…”, “dòng số…”, “câu số…”,…

+ Nhóm câu hỏi nên bao phủ được toàn bộ nội dung phần đọc, không tập trung vào chỉ một/một số đoạn trong phần đọc.

CHỐT

Bắt buộc triển khai ma trận đề và đề theo hướng dẫn trên (70% TN và 30% TL, cả kiểm tra giữa kì và cuối kì).

Thi THPT Quốc gia theo ma trận đề minh họa (chủ yếu là kiến thức 12; có cả chuyên đề lựa chọn nhưng tỷ lệ ít, có sự kết nối giữa cái cốt lõi và cái lựa chọn; lớp 11 chiếm 1 điểm, tập chung vào các chủ đề như ma trận đề minh họa)

Thi HSG:

+ Thi HSG 12 vào 8/1/2025: VN vào lớp 11, thế giới vào lớp 12, học đến đâu thi đến đó, tính học 1 tiết/tuần (hết kháng chiến chống Pháp).

(PPCT: Năm sau thống nhất kì 1 học 2 tiết, kì 2 học 1 tiết)

+ Thi HSG lớp 11: Kháng chiến, khởi nghĩa; cải cách; biển đảo.

hanoi
tuynesinh2024_levanthiem_2025
z5327304660166_525c7a4e72a9cdefcd8b67b07eda85dcz5327304656766_ea1fb43fdaca7a7921c019ef0dd75fc1

TRƯỜNG THPT LÊ VĂN THIÊM - HÀ NỘI

icon1 Số 44, Ô Cách, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
icon_phone Điện thoại 0243 6526 110 - 0243 877 2156 

icon4 Email: thptlevanthiem@gmail.com
icon5 Vui lòng ghi rõ nguồn "thpt-levanthiem.edu.vn" khi phát hành lại thông tin từ website
 
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 12
Trong ngày: 59
Trong tuần: 817
Lượt truy cập: 1478036
Website is designed at tnweb.vn