Hiện nay các môn học được Bộ Giáo dục chia làm 2 ban chính: Khối Khoa học xã hội & Khối Khoa học tự nhiên. Môn tự nhiên được dạy ở cấp trung học cơ sở, những môn này tạo tiền đề giúp học sinh phát triển năng lực, bổ sung kiến thức, kĩ năng nền tảng và phương pháp học tập để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống thực tiễn. Vậy Khối tự nhiên gồm những môn nào? Học khối này tương lai làm nghề gì? Câu trả lời có trong bài viết sau đây nhé!
Khối khoa học tự nhiên là gì?
Khối tự nhiên bao gồm các môn khoa học nghiên cứu hướng đến mục đích nhận thức, mô tả, giải thích và dự đoán về các hiện tượng và quy luật tự nhiên, dựa trên những tài liệu đã được kiểm chứng.
Hay nói cách khác khoa học tự nhiên là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Hóa Học, Vật lý, Sinh học và Khoa học Trái Đất,… Đồng thời, với sự tiến bộ của nhiều ngành khoa học khác liên quan như Tin học, Toán học,… cũng góp phần giúp cho Khoa học tự nhiên ngày càng phát triển. Với Khoa học tự nhiên thường nghiên cứu những đối tượng như: hiện tượng, sự vật, quá trình, quy luật của thế giới tự nhiên.
Vai trò của môn khoa học tự nhiên
Khoa học tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với học sinh lẫn giáo viên, trong đó thực nghiệm và tìm hiểu là hình thức dạy học đặc trưng của môn học này. Từ đó, năng lực khám phá, tìm tòi được phát triển một cách rõ rệt. Ngoài ra, những kiến thức của khoa học tự nhiên rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, đây cũng là điều kiện để học sinh có thể tìm tòi, học hỏi, trải nghiệm, nâng cao nhận thức cũng như khả năng vận dụng kiến thức khoa học vào đời sống.
Khoa học tự nhiên ngày càng phát triển, do đó để đáp ứng nhu cầu của xã hội đòi hỏi giáo dục phổ thông luôn cập nhật những thành tựu mới, những tiến bộ của ngành công nghệ và kỹ thuật.
Có thể nói, Khoa học tự nhiên là môn học vô cùng quan trọng đối với học sinh, bởi nó là nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh cấp trung học cơ sở, đồng thời nó còn góp phần cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho đất nước.
Cấu trúc của môn khoa học tự nhiên
Môn Khoa học tự nhiên được dạy ở trung học cơ sở là môn học bắt buộc, giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực, kỹ năng nền tảng và kiến thức để làm cơ sở tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào đời sống.
Chương trình môn Khoa học Tự nhiên của lớp 6, 7, 8, 9 có 3 phần tương ứng với kiến thức thuộc lĩnh vực Vật lý, Sinh học, Hoá học như sau:
- Lớp 6: Hoá học (20%) – Vật lý (32%) – Sinh học (38%)
- Lớp 7: Hoá học (24%) – Vật lý (28%) – Sinh học (38%)
- Lớp 8: Hoá học (31%) – Vật lý (28%) – Sinh học (31%)
- Lớp 9: Hoá học (31%) – Vật lý (30%) – Sinh học (29%)
Khối khoa học tự nhiên gồm những môn gì?
Theo Bộ giáo dục thì khối khoa học tự nhiên gồm những môn mang tính chất suy luận về các hiện tượng tự nhiên dựa trên những thực nghiệm được kiểm chứng, đó là các môn như: Vật lý, Sinh học, Hóa học.
Môn KHTN hình thành và phát triển ở học sinh năng lực KHTN, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học tự nhiên; tìm hiểu tự nhiên; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Môn KHTN góp phần giúp học sinh trở thành những công dân có trách nhiệm, cần cù, văn hoá, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
Khối khoa học tự nhiên gồm những ngành nào?
Nhóm ngành Kinh tế – Ngân hàng – Luật
Nhóm ngành này đều có thể xét tuyển qua tổ hợp các môn tự nhiên. Một số ngành tiêu biểu như: Kế toán, Kinh tế, Marketing, Quản trị Kinh doanh, Tài chính Ngân hàng.
Nhóm ngành Nghệ thuật
Nhóm ngành không có môn tự nhiên nào dùng để tuyển sinh vì không phải thuộc nhóm ngành khoa học, kỹ thuật.
Nhóm ngành Truyền thông – Báo chí
Không có tổ hợp tự nhiên xét tuyển ngành này mà nó thường sẽ được kết hợp giữa 2 môn xã hội và một môn tự nhiên. Một số ngành điển hình như: Quan hệ Quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Quan hệ Công chúng, Ngôn ngữ học, Tâm lý học, Báo chí.
Nhóm ngành Văn hóa – Ngoại ngữ
Đa phần các ngành của nhóm này không phải là tổ hợp tự nhiên mà chủ yếu là khối D và khối C.
Nhóm các trường Kỹ thuật
Nhóm ngành này hoàn toàn xét tuyển 100% tổ hợp tự nhiên. Một số ngành tiêu biểu như: Công nghệ cơ khí ô tô, cơ khí, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và thực phẩm.
Nhóm ngành Giao thông
Nhóm ngành này có nhiều tổ hợp xét tuyển các môn tự nhiên. Nhóm ngành này được đào tạo tại những trường như Đại học giao thông vận tải,…
Nhóm ngành Xây dựng
Nhóm ngành này có nhiều tổ hợp xét tuyển các môn tự nhiên và thêm một môn năng khiếu. Nhóm ngành này được đào tạo tại những Trường Đại học Xây dựng và nhiều trường đại học liên quan khác.
Nhóm ngành Kiến trúc
Nhóm ngành này, học sinh ngoài xét tuyển những môn tự nhiên còn phải thi thêm các môn năng khiếu như Vẽ.
Nhóm ngành Khoa học tự nhiên – Kỹ thuật công nghệ
Nhóm ngành này chắc chắn xét tuyển những môn tự nhiên. Những nhóm ngành tiêu biểu như: Kỹ thuật phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Khoa học máy tính, Mạng máy tính & Truyền thông.
Nhóm ngành Cơ bản – Sư phạm – Sư phạm Kỹ thuật
Đối với nhóm ngành Sư phạm, những môn tự nhiên nào thì sẽ xét tuyển những môn đó ví dụ như: Sư phạm Hóa học, Sự phạm Tin học, Toán ứng dụng, Sư phạm Toán học.
Nhóm ngành Y dược – Nông lâm – Thú y
Đa số các ngành Y dược hay Thú y sẽ xét tuyển các tổ hợp môn khối B. Tuy nhiên, với nhóm ngành Nông lâm thì có thể xét tuyển qua các tổ hợp môn khối A. Một số ngành tiêu biểu như: Chăn nuôi, Công nghệ sinh học, Bảo vệ thực vật, Quản lý tài nguyên & môi trường, Sư phạm.
Nhóm ngành các Trường Đại học địa phương
Các trường đại học địa phương như: Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Đà Lạt,… đều có các ngành đào tạo tổ hợp các môn tự nhiên, và các môn khối A.
Có nên học khối khoa học tự nhiên hay không?
Dù khối khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội thì mỗi ban đều có tính chất, đặc điểm riêng. Vì vậy mỗi học sinh cần xác định mình thích gì, thế mạnh môn gì, khả năng cũng như tương lai bạn muốn trở thành người như thế nào.
Nếu bạn muốn học các môn tự nhiên thì bạn phải đảm bảo mình có những yếu tố sau:
- Tư duy tốt
- Mang tính lý trí
- Thích những môn tính toán, kỹ thuật.
- Thích phân tích, lên kế hoạch, chiến lược.
Còn nếu bạn theo khối xã hội bạn cũng cần có những yếu tố:
- Thiên về tình cảm, cảm xúc.
- Thích những môn như ngôn ngữ, lịch sử, văn chương, vẽ tranh,…
- Bạn có tính nghệ thuật.
Tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên như thế nào?
Giáo dục KHTN là tạo cơ hội cho học sinh được quan sát, thực nghiệm; tìm hiểu và khám phá khoa học; vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn; thông qua đó phát triển các phẩm chất và năng lực.
Từ những phân tích trên cho thấy, để đạt được mục tiêu phát triển năng lực, trong đó chú trọng tới con đường hình thành kiến thức của học sinh, giáo dục KHTN cần đi đôi với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, thực nghiệm khoa học. Trong chương trình giáo dục mới, trải nghiệm sáng tạo đã được thiết kế thành hoạt động học tập quan trọng ngay trong từng môn học (trong đó có môn KHTN) và cả những hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thiết kế mang tính liên môn/tổng hợp.
Để đáp ứng được yêu cầu tuyển sinh ĐH trong giai đoạn tới, Việc các trường ĐH cắt giảm số chỉ tiêu dung kết quả thi còn dưới 25% và tăng số chỉ tiêu thông qua các hình thức khác chiếm 75%.
Giảm số môn thi đồng nghĩa là giảm số tở hợp lựa chọn, tuy nhiên việc thêm môn Tin học giúp cho việc chọn và ghép các tổ hợp KHTN tăng lên, tang cơ hội.
Vì vậy thông qua việc dạy và học, HS cần trang bị cho mình một phẩm chất, năng lực và động cơ học tập rõ ràng, đủ để đáp ứng cho bài thi THPT Quốc Gia, đồng thời tăng cường ôn tập cho HS theo hướng đánh giá tư duy, tham gia kì thi ĐGNL của các trường ĐH…
Những yêu cầu cần chú ý đối với việc dạy – học và kiểm tra đánh giá
Một thực trạng khá phổ biến ở trường hiện nay thầy Vũ Xuân Chung chia sẻ:
Với học sinh:
Số HS vô cảm, vô trách nhiệm với môn học còn nhiều, học đối phó, thụ động và không có mục tiêu học tập rõ ràng.
Tỷ lệ HS không học để trắng bài còn nhiều
Việc chọn trường, chọn ngành còn theo đám đông
Ngược lại, công tác giảng dạy và quản lý HS của GV chưa có sự đồng nhất, đều tay, dẫn tới lớp ngủ, lớp thức… Việc dạy và học còn khá nặng theo hướng truyền thông, lối mòn. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc đáp ứng cho kì thi theo chương trình mới cần
Hiểu biết, hiểu rộng các vấn đề học tập.
Có kĩ năng phân tích để trả lời loại câu hỏi Đúng – Sai
Kiến thức vững chắc để giải bài toán chính xác ( loại câu hỏi tự điền )
Điểm cần lưu ý, trong chương trình dạy học mới không quá chú ý tới kiến thức chuyên sâu mà nhấn mạnh tới việc hình thành và phát triển kỹ năng của học sinh. Do vậy, với những giáo viên đã giỏi về phương pháp dạy học, đã quen với phương pháp dạy học tích cực thì việc dạy chương trình mới là khá thuận lợi. Theo đó hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá cũng có nhiều cách thực hiện khác nhau
Tập trung đánh giá năng lực tìm tòi khám phá tự nhiên và năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn. => Điều này thực hiện tốt nhất thông qua dự án học tập, làm sản phẩm học tập và vấn đáp, phản biện nhóm … bài kiểm tra viết truyền thống khó mà đạt được.
Sử dụng đa dạng các hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá:
Phối hợp đánh giá của giáo viên và học sinh: đánh giá thông qua tính tích cực học tập, đánh giá qua việc hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao…
Đánh giá trong nhà trường và ngoài nhà trường: thông qua tham quan mô hình học tập, mô hình đào tạo, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thu hoạch tham quan thực tế…
Bài thi (bài kiểm tra) theo hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan, vấn đáp …,